Nữ ‘ninja’ lái xe máy sang đường bị ô tô tông văng: Ai đúng, ai sai?
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.Xóm hành tỏi TP.HCM giữa nắng nóng đỉnh điểm: Lã chã mồ hôi, nước mắt dù mở quạt 24/24
Sáng 22.2, đại diện Công an tỉnh Sơn La cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; lệnh giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với tài xế Nguyễn Đình Hùng (42 tuổi, trú H.Mỹ Đức, Hà Nội) để điều tra vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Trước đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, ông Hùng lái xe khách mang biển số 26F - 009.08 lưu thông trên QL6, hướng Sơn La - Hà Nội. Khi đến Km235+100, đoạn thuộc địa phận H.Yên Châu (Sơn La) đã xảy ra va chạm với xe đầu kéo lưu thông theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người chết và 8 người bị thương.Theo Công an tỉnh Sơn La, khi ông Hùng lái xe đến đoạn đường cong cua, mặt đường trơn trượt do mưa, không bảo đảm tốc độ an toàn đã dẫn đến phần đuôi xe khách bị trượt, văng sang phần đường ngược chiều và va chạm với xe đầu kéo biển số 36C - 095.93 kéo theo rơ-moóc 36R - 004.73 do tài xế Đỗ Xuân Thanh điều khiển. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn và ma túy đối với ông Hùng đều âm tính.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã chỉ đạo và huy động các lực lượng chức năng gồm: Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Đội Cảnh sát CC và CNCH Công an H.Mai Sơn, Công an H.Yên Châu và lực lượng công an cơ sở tới hiện trường, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu và chuyển tuyến xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đối với 2 trường hợp chấn thương nặng.Công an tỉnh Sơn La cho hay, thời tiết hiện tại trên địa bàn và một số tỉnh vùng núi phía bắc đang có mưa, khiến mặt đường trơn trượt kèm sương mù. Trên tuyến QL6, nền nhiệt độ giảm sâu, trời mù, tầm nhìn bị hạn chế. Do vậy, đi đường đèo núi vốn đã nguy hiểm, nay có thêm sương mù, đường trơn khiến việc lưu thông trên những cung đường này tiềm ẩn tai nạn giao thông. Công an tỉnh Sơn La khuyến cáo, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần hạn chế tốc độ và có thể tạm ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa, sương mù có nguy cơ gây trơn trượt không điều khiển được phương tiện.
Người dân mua gì nhiều nhất tại siêu thị trong kỳ nghỉ lễ?
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế".
Khoảng trống lớn cho tương lai gần của bóng đá Việt Nam
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).